Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Lãi suất liên ngân hàng bằng USD giảm

Lãi suất liên ngân hàng bằng VND trong khi đó tăng từ 1 - 2% ở các kỳ hạn. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Theo báo cáo của NHNN về tình hình hoạt động ngân hàng tuần từ 11 – 15/6/2011, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 117.688 tỷ đồng, bình quân khoảng 23.538 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 58.323 tỷ đồng, bình quân khoảng 11.665 tỷ đồng/ngày.
Trong tuần, các giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn như qua đêm và 1 tuần. Doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng VND đạt khoảng 87.013 tỷ đồng, tương đương 74% tổng doanh số giao dịch bằng VND; doanh số giao dịch các kỳ hạn ngắn bằng USD quy đổi ra VND đạt xấp xỉ 44.958 tỷ đồng, tương đương 77% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng kỳ này có xu hướng tăng đối với các kỳ hạn ngắn từ 3 tháng trở xuống và kỳ hạn 12 tháng; trong đó kỳ hạn qua đêm, 2 tháng, 3 tháng và 12 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng với các mức tăng từ 1,00% (kỳ hạn 3 tháng) đến 1,99% (kỳ hạn 2 tháng); các kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng mạnh với các mức tăng từ 3,01% (kỳ hạn 1 tuần) đến 3,62% (kỳ hạn 2 tuần). Các kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất bình quân giảm nhẹ. Trong kỳ tiếp tục không phát sinh giao dịch trên 12 tháng.
Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất giao dịch bình quân các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng và 6 tháng giảm so với lãi suất bình quân kỳ trước, với mức giảm từ 0,02% (kỳ hạn 1 tuần) đến 0,47% (kỳ hạn 6 tháng). Các kỳ hạn qua đêm, 3 tuần và 3 tháng lãi suất giao dịch bình quân tăng lần lượt 0,06%, 0,44% và 0,06%. Kỳ hạn 2 tháng lãi suất giao dịch bình quân không đổi, vẫn ở mức 1,35%. Trong kỳ không phát sinh giao dịch 9 tháng và trên 12 tháng.
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

“Ngân hàng đang thừa quá nhiều tiền”

Trong tháng 4 vừa qua, NHNN đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
Phòng Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có bản báo cáo “Diễn biến và nhận định xu hướng thị trường tiền tệ tháng 4/2012” với những thông tin đáng chú ý.

Nguồn thông tin trên cho biết, trong tháng qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút mạnh vốn về qua nghiệp vụ repo và tín phiếu.

Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước và theo tính toán của đầu mối trên, trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút về là 51.431 tỷ đồng (kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày, 182 ngày với lãi suất từ 6,2% - 12,5%/năm).

“Đặc biệt trong thời gian cuối tháng 4 lãi suất tín phiếu liên tục giảm theo từng ngày, việc lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm thì đương nhiên lãi suất tín phiếu cũng phải giảm theo. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, ngân hàng thương mại mà thừa quá nhiều tiền thì không phải là điều đáng mừng”, báo cáo từ VietinBank đưa ra nhận định.

Và tính chung trong tháng 4 vừa qua, tổng lượng vốn Ngân hàng Nhà nước hút về ở nghiệp vụ repo và tín phiếu là 53.338 tỷ đồng.

Trước đó, tại cuộc họp báo ngày 11/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4/2012, cơ quan này đã rút về 45.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng.

Tham khảo diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng cho thấy nguồn vốn của các nhà băng thời gian gần đây khá thuận lợi, lãi suất liên tục giảm và ở mức thấp.

Cụ thể, trong tuần cuối tháng 4, dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND đều giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 6 tháng và trên 12 tháng có mức giảm từ 1% - 1,49%; kỳ hạn qua đêm và 3 tháng lần lượt giảm 0,88% và 0,81%; kỳ hạn 3 tuần và 2 tháng giảm nhẹ. Riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giao dịch giảm mạnh so với kỳ trước với mức giảm 5,22%.

Lãi suất bình quân qua đêm theo đó chỉ ở mức 6,69%/năm; lãi suất bình quân kỳ hạn 1 và 2 tuần thậm chí chỉ còn 5,79% và 5,93%/năm; các kỳ hạn dài hơn cũng phổ biến quanh 10%, cao nhất là 12,04%/năm kỳ hạn 6 tháng.

Đầu tháng 5 này, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên liên ngân hàng tiếp tục cho xu hướng giảm và ở mức rất thấp. Mức cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy kỳ hạn như qua đêm chỉ còn 6,39%/năm, 1 tuần chỉ có 4,83%/năm, 2 tuần chỉ 5,49%... Và một số nguồn tin đề cập đến cả những mức lãi suất dưới 5%/năm trong những ngày gần đây.

Dù tính đại diện của những mức lãi suất đó chỉ là tương đối, nhưng góp phần cho thấy một thực tế là lượng vốn khả dụng của các ngân hàng đang dồi dào; thậm chí là “thừa quá nhiều tiền” như trong thông tin của bộ phận chuyên trách của VietinBank đề cập.

Tuy nhiên, lãi suất huy động trên thị trường 1 của hầu hết các ngân hàng thương mại hiện vẫn áp phổ biến kịch trần 12%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng. Và thông tin chờ đợi là thực tế tăng trưởng tín dụng từ tháng 4, sau khi đã giảm mạnh trong quý đầu năm, có được cải thiện rõ rệt hay không trước sự dư thừa của nguồn vốn.
Ngân hàng Habubank

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Người gửi tiền bình tĩnh nghe tin 3 ngân hàng hợp nhất

Thông tin lần đầu tiên hợp nhất 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Sài Gòn và Đệ Nhất đang khiến dư luận xôn xao song người gửi tiền tại TP HCM và Hà Nội đều khá bình tĩnh.
Tại Hà Nội, vẫn có khách mới đến gửi tiền tại một trong số các nhà băng này. Cầm 120 triệu đồng tại chi nhánh ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) vào lúc gần 10h sáng nay, bà Ngô Thị Tuyết cho biết, có nghe phong thanh thông tin 3 ngân hàng sẽ hợp vào với một ngân hàng lớn. 
ngân hàng habubank

Tại Hà Nội, vẫn có khách mới đến gửi tiền tại một trong số các nhà băng này. Cầm 120 triệu đồng tại chi nhánh ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) vào lúc gần 10h sáng nay, bà Ngô Thị Tuyết cho biết, có nghe phong thanh thông tin 3 ngân hàng sẽ hợp vào với một ngân hàng lớn. "Lúc chưa hiểu, tôi cũng thấy hơi lo lo. Nhưng nghe nhân viên giải thích rồi, mới thấy hợp nhất không có nghĩa là xóa sổ hay phá sản", khách hàng này cho biết. Gửi tiền trong kỳ hạn 3 tháng với lãi suất hơn 1,16% một tháng (tương đương gần 14% một năm), bà Tuyết cho hay, không quá băn khoăn về vấn đề sáp nhập ngân hàng.
Nhân viên Tín Nghĩa Bank cũng xác nhận, từ sáng liên tục nhận điện thoại của khách hàng hỏi về việc nhà băng này hợp nhất cùng với 2 đơn vị khác. Vài khách hàng đề cập luôn chuyện rút tiền, vàng trước hạn; nhưng sau khi nghe nhân viên giải thích, rằng quyền lợi của khách gửi tiền vẫn được đảm bảo, hầu hết đã từ bỏ ý định, giao dịch viên cho biết.
Tại phòng giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) trên phố Cầu Giấy, lúc hơn 9h, có nhiều khách ngồi đợi đến lượt rút tiền. Chị Loan, một khách hàng cho biết, chị đến làm lại sổ và rút tiền về vì đến hạn tất toán và có việc cần dùng, chứ không mảy may quan tâm chuyện nhà băng chuẩn bị hợp nhất với đơn vị khác. "Tôi cũng nghe phong thanh chuyện này, nhưng không phải mối quan tâm. Nếu hợp nhất, mà quyền lợi của chúng tôi vẫn được đảm bảo, thì không vấn đề. Sợ nhất là nhập lại với nhau xong, thì lãi suất hạ xuống, quy trình rắc rối...", chị Loan chia sẻ.
Nhân viên giao dịch ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) trên phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) lại tỏ ra ngạc nhiên khi khách hàng đến hỏi về quyền lợi khi ngân hàng hợp nhất. Chị này kể, trong buổi sáng, đây là vị khách đầu tiên đến hỏi về vấn đề này.
Tại TP HCM, sau thông tin hợp nhất 3 ngân hàng, không khí giao dịch tại các đơn vị này cũng không đột biến, thậm chí, khách chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khoảng 9h30 sáng, tại chi nhánh Tín Nghĩa Bank trên đường Tạ Uyên, quận 11, có khoảng 5-7 khách đến giao dịch. Trong số này, người rút tiền vì đến hạn nhưng cũng có khách đến để gửi tiết kiệm. "Tôi đến để tất toán sổ tiết kiệm vì đã hết hạn chứ không biết gì đến việc hợp nhất", một người đến rút tiền nói.
Ngân Hàng habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Đã Có Nguồn Tài Chính Vững Mạnh

Ngân Hàng Habubank


Mặc dù đã gặp không ít những khó khăn, nhưng sau khi sát nhập mọi vần đề của habubank sẽ được khắc phục.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là hiệu quả. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về giả pháp và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách đúng đắn trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên liên quan. 
ngân hàng habubank

Song, nguyên nhân lại chọn SHB và năng lực tài chính của ngân hàng này đến đâu lại là câu hỏi được đa số cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một ngân hàng có tài chính thực sự vững mạnh mới có thể giúp sức được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của nhà băng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên. Bên cạnh dấu hỏi về khả năng tài chính của SHB, có nhiều người còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một ngân hàng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn chú trọng nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
ngân hàng habubank-2

Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.

Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking  từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.