Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Ngân hàng đau đầu vì chỉ tiêu lợi nhuận

Con số lợi nhuận ngân hàng luôn được dư luận để mắt vì tính nhạy cảm của nó. Tuy nhiên, khác với con số khủng những năm trước, năm nay nhiều ngân hàng đang đau đầu lo khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận… 


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Tăng trưởng tín dụng thấp

Thông tin về hoạt động trong tuần từ 16/7 - 20/7/2012 của NHNN cho biết, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đối với các giao dịch bằng VND giảm đối với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng, các mức giảm lần lượt là 0,11%, 0,71% và 0,49%... Về lý thuyết, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thấp sẽ hỗ trợ chi phí đầu vào, giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Nhưng theo tìm hiểu của ĐTCK, tỷ lệ cho vay trên huy động tại nhiều TCTD là rất thấp, chỉ khoảng 60%.
“Chi phí vốn rẻ, vốn nhiều nhưng đầu ra không có, trong khi 70 - 80% lợi nhuận của hầu hết ngân hàng ở Việt Nam vẫn đến từ tín dụng. Tăng trưởng tín dụng thấp chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí là lỗ”, chủ tịch HĐQT một NHTM nhận định.
NHNN cũng vừa có công văn chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao, trong trường hợp dự kiến vượt chỉ tiêu thì báo cáo NHNN xem xét. Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế, việc các TCTD vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là rất khó. Theo vị chuyên gia này, có số liệu cho biết, tính đến tháng 7, tăng trưởng tín dụng của Hà Nội khoảng 2%, TP. HCM khoảng 0,5%; nhưng cũng có số liệu cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn đang “giẫm chân tại chỗ” với con số 0,7% trong 7 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN, nhiều TCTD đã giảm lãi suất các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm; lãi suất khoản vay mới cho sản xuất - kinh doanh từ 11 - 15%/năm và lĩnh vực ưu tiên từ 10 - 13%/năm, cũng phần nào làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
“Sáu tháng đầu năm, Agribank đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng nghĩa với việc giảm doanh thu lãi tiền vay hơn 3.000 tỷ đồng. Nếu như đợt này áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa 15%/năm, dự kiến Ngân hàng giảm doanh thu lãi tiền vay khoảng 4.500 tỷ đồng”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo cho biết.
“Nhìn lại vài quý gần đây, chưa bao giờ lãi suất huy động VND dưới 14 - 15%/năm, nên đương nhiên khoản vay trên 15%/năm là có lý do. Nếu đồng loạt hạ lãi suất những khoản vay cũ tối đa 15%/năm, chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận mỗi tháng vài chục tỷ đồng, tùy vào danh mục của từng ngân hàng”, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIB nhận định.
Phí dịch vụ tăng cao
Nhóm Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered (SCB) vừa công bố báo cáo cập nhật và dự báo về tổng quan thị trường Việt Nam nhận định, do lạm phát có xu hướng giảm nhanh, NHNN có cơ sở cắt giảm thêm lãi suất. Tuy nhiên, SCB cũng lưu ý, quyết định cắt giảm lãi suất có được đưa ra hay không còn phụ thuộc vào phản ứng thị trường ngoại hối tương lai.
Lãnh đạo một NHTM nhận định, CPI giảm hai tháng liên tiếp, nhiều khả năng lãi suất sẽ cắt giảm trong những tháng cuối năm, khiến lợi nhuận của ngân hàng chắc chắn giảm, do giảm thu nhập từ lãi cho vay. Lãi suất cho vay liên tục giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận, nên ngân hàng đang phải tiết giảm chi phí, tăng các khoản thu để bù đắp.
Theo tìm hiểu của ĐTCK, hiện khách hàng vay tiêu dùng cá nhân 200 triệu đồng tại NHTM X, lãi suất thể hiện trên hợp đồng là 16%/năm, nhưng khách hàng phải trả phí quản lý tài khoản vay, phí quản lý tài sản bảo đảm, phí giải ngân…, tính ra khoản vay của khách hàng lên đến 20%/năm. Hay tại NHTM Y, khách hàng vay tiêu dùng cá nhân 1,5 tỷ đồng, ngân hàng yêu cầu khách hàng trả phí thẩm định, phí giải ngân, phí cam kết, phí lập hồ sơ, phí pháp lý… Tính tổng thể, lãi suất là 18,5%/năm so với lãi suất ban đầu là 15,5%/năm.
“Trong một chừng mực nào đó, việc thu phí là được phép và cần thiết khi lãi suất cho vay buộc phải hạ xuống thấp, mà rủi ro của khoản vay cao. Tuy nhiên, việc phát sinh nhiều loại phí dịch vụ sẽ làm nhụt chí người đi vay và cuối cùng ngân hàng cũng không có lợi gì”, ông Trung nói.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Hạ lãi suất cho vay về 15%: Đâu là sự thật?

 
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa lãi suất cho vay về 15%/năm. Nhiều ngân hàng công bố đã thực hiện, nhưng doanh nghiệp vẫn kêu không thấy đâu. Vậy sự thật ở đâu?

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Thông báo số 198/TB-NHNN ngày 9/7/2012, các tổ chức tín dụng đã đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ để xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa 15%/năm từ ngày 15/7/2012.

Ai cũng có lý?

Nhiều NHTM như BIDV, Vietcombank, Techcombank, VPBank tuyên bố không chỉ giảm lãi suất đối với các khoản cho vay cũ mà còn dành nhiều gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp: Sài Gòn Thương Tín triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với mức lãi suất 13%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp. DongABank đã cho vay khoảng 40 tỷ đồng với lãi suất 12-13%/năm. VIB cũng đăng ký tài trợ 1.500 tỷ đồng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… Nhưng nói là một chuyện, thực hiện là chuyện khó hơn! Nhiều doanh nghiệp kêu lãi suất vẫn trên mức 15%/năm, thậm chí vẫn có doanh nghiệp phải vay với lãi suất trên dưới 20%/năm. Người vay kêu là đúng. Với mức lãi suất cao như vậy, sản xuất kinh doanh gì cho có lợi nhuận cao mà trả lãi vay ngân hàng!

Nhưng với mấy trăm ngàn doanh nghiệp, đại đa số đều vay vốn ngân hàng làm nguồn vốn chủ yếu, thì một vài doanh nghiệp kêu, hay có cả trăm doanh nghiệp "la" lãi suất cao, vẫn cứ là... thiểu số. Đó là xét về mặt số học. Nhưng công bằng mà nói, dù ít hay nhiều doanh nghiệp kêu lãi suất cao, vẫn phải xem đó là những doanh nghiệp nào? Tại sao? Nói như Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Với các doanh nghiệp, dù có qua khỏi giai đoạn này, nhưng tương lai dự báo rất khó khăn và không có cơ hội phát triển dài hạn thì hệ thống ngân hàng cũng kiên quyết làm sao để có thể loại trừ doanh nghiệp đó. Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng không phải bằng mọi giá và cứu mọi doanh nghiệp". Thống đốc nói có lý. Nhưng thế nào là doanh nghiệp có thể bị loại trừ? Mỗi ngân hàng đều xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại khách hàng. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp sẽ không đáp ứng đủ tiêu chí cho vay của ngân hàng nữa (nợ quá hạn, thiếu tài sản thế chấp; hoặc giá trị tài sản thế chấp không đủ do bất động sản đang mất giá...). Vì vậy, nếu để các NHTM tự xem xét, đánh giá thì tất yếu số doanh nghiệp đủ điều kiện "không để cho chết" sẽ rất ít. Đó là chưa kể việc hạ lãi suất về 15%/năm theo điều kiện của NHTM, vô hình trung làm nảy sinh thêm nhiều tiêu cực vì cơ chế gần như kiểu xin - cho.

Ngân hàng giữ thế thủ

Doanh nghiệp muốn được cứu, nhưng ngân hàng cũng không muốn chết theo doanh nghiệp. Vì thế, hành xử tất yếu của nhiều NHTM là "ốc không mang nổi mình ốc, làm sao mang cọc cho rêu". Không phải bỗng dưng NHNN tổ chức hẳn cuộc họp báo về nợ xấu ngân hàng - điều chưa từng xảy ra trong suốt lịch sử hơn 60 năm của ngành ngân hàng. Nợ xấu đang chiếm 8,6% (khoảng 2,6 triệu tỷ đồng) tổng dư nợ toàn ngành. Không ai dám chắc con số này sẽ dừng ở đây, nếu không muốn nói là sẽ còn nhiều hơn. NHNN công khai nợ xấu, cũng là tìm sự ủng hộ trong chính sách xử lý nợ xấu sắp tới.

Về phía mình, các NHTM biết rõ nhất nợ xấu của họ đang ở mức nào, sẽ tăng đến đâu. Đây chính là lý do khiến họ giữ thế thủ hiện nay. Nguồn thu chính của ngân hàng là từ tín dụng. Bản thân ngân hàng rất muốn tăng cung tín dụng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nhưng trong bối cảnh môi trường kinh doanh nhiều khó khăn, chính sách liên tục thay đổi, sẽ là mạo hiểm nếu ngân hàng cứ bung ra. Đây chính là lý do ngân hàng giảm lãi suất có chọn lọc. Techcombank khẳng định, họ giảm lãi suất "căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng và tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp; tập trung ưu tiên giảm lãi suất cho các khách hàng doanh nghiệp thân thiết...".

Như vậy, có thể tạm chia doanh nghiệp - những người đã, sắp vay vốn ngân hàng thành các nhóm: nhóm khách hàng thân thiết - được hưởng tối đa những ưu đãi của ngân hàng (nhóm khách hàng mà kiểu gì ngân hàng cũng muốn giữ lại). Nhóm khách hàng đang có quan hệ tín dụng, có khả năng trả nợ: được giảm lãi suất theo yêu cầu của NHNN; xem xét cho vay mới tùy theo điều kiện của ngân hàng. Nhóm khách hàng chấp nhận được mức lãi suất cho vay cao (thường ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn với đánh giá sát sao về độ rủi ro); và nhóm khách hàng để "cho chết" hoặc ngân hàng không muốn mạo hiểm cho vay. Tùy từng điều kiện, chủ trương của mình, các NHTM sẽ điều chỉnh tỷ lệ dư nợ cho vay của các nhóm khách hàng để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nhất là một loạt các NHTM vừa có CEO mới - họ sẽ càng tuân thủ yêu cầu: an toàn rồi mới hiệu quả.

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt của sự phân nhóm mang tính tương đối trên lại là ở sự minh bạch thông tin! Tại sao NHNN yêu cầu tổ chức tín dụng đưa lãi suất cho vay về mức 15%/năm? Nếu xét trên mức lãi suất huy động phổ biến hiện nay là 9%/năm, cộng thêm các chi phí vốn khác (2%) thì mức lãi suất cho vay 15% vẫn là cao. Vì chênh lệch lãi suất đầu vào - ra ở mức 2 đến 2,5%/năm là hợp lý. Nhưng thực tế chi phí lãi suất đầu vào của một số ngân hàng hiện không ở mức 11%/năm do phải thực hiện các chiêu thức cạnh tranh trong huy động vốn. Mặt khác, lãnh đạo nhiều NHTM cho rằng, với môi trường kinh doanh khó khăn, chính sách lại liên tục thay đổi, việc giãn rộng biên độ lãi suất là hợp lý. Vì thế, có khách hàng được vay với lãi suất chỉ 12%/năm; nhưng có khách hàng phải vay đến 18%/năm. Mức chênh lệch quá lớn về lãi suất cho vay giữa các nhóm khách hàng chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nội bộ các NHTM hiện nay. Và NHTM cũng sẽ khó giải trình với NHNN nguyên nhân thực tế của việc chi phí vốn cao (như vậy là tự thú việc không chấp hành quy định về huy động vốn của NHNN) dẫn đến số khách hàng được giảm lãi suất về 15% còn khiêm tốn.


Về phía các doanh nghiệp, công bằng mà nói, ngân hàng muốn cho doanh nghiệp vay, nhưng họ rất sợ rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm chung là thường có qui mô nhỏ và rất nhỏ; hoạt động chủ yếu nhờ vốn vay; có nhiều hệ thống sổ sách kế toán cho các "đối tượng" khác nhau. Chính sự không minh bạch thông tin, sổ sách kế toán của doanh nghiệp khiến ngân hàng rất ngại cho vay. Giá vốn cao chính là ở đây. NHNN linh hoạt trong điều hành chính sách; NHTM "nhanh nhạy" trong thực thi chính sách; còn doanh nghiệp thì thạo "chế biến" các con số, dự án… Tổng hòa của sự thiếu minh bạch là thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Kết quả tất yếu là "giá" của sự thiếu minh bạch đã cao ngày càng cao!

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Nâng mũi dựa trên vẽ đẹp của các ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc

Nâng mũi hàn quốc

Trước khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần tìm hiểu những trung tâm thẩm mỹ uy tín để có thể yên tâm nang mui boc sun vì tinh thần thoải mái và tự tin vào tay nghề bác sĩ sẽ góp phần thành công cho ca phẫu thuật.
Trung Tâm Thẩm Mỹ Mũi Hàn Quốc chuyên sâu về phẫu thuật thẩm mỹ dựa trên vẽ đẹp của các ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc và hợp tác với các bác sĩ Hàn Quốc chuyên phẫu thuật cho các ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc.
nang mui boc sun

* Trước phẫu thuật:
- Vui lòng tắm, gội đầu, cắt móng tay sạch sẽ, không đeo nữ trang đồng hồ… và mang theo tất cả các loại thuốc đang dùng để bác sĩ xem .
- Lịch phẫu thuật: Nếu lịch phẫu thuật sửa mũi của quý khách vào buổi sang, xin vui lòng không ăn uống gì từ nửa đêm hôm trước từ 12 giờ tối kể cả uống nước lọc, chỉ súc miện. Nếu lịch phẫu thuật của quý khách buổi chiều, xin vui lòng không ăn uống gì trong vòng 6 tiếng trước khi thực hiện phẫu thuật, kể cả uống nước lọc.
* Sau phẫu thuật:
Tuy là phẩu thuật nâng mũi hàn quốc gây mê, nhưng bạn có thể về ngay trong ngày, không mất thời gian nghỉ dưỡng . Sau phẫu thuật, mũi bạn sẽ được định hình bằng vật liệu nẹp cố định mũi trong khoảng 3 đến 5 ngày. Vết mổ rất nhỏ và sẽ mờ dần, gần như không thể phát hiện sẹo. Sau một tháng mũi bạn sẽ đẹp hoàn chỉnh, tự nhiên đến mức rất khó phát hiện là đã qua thẩm mỹ sửa mũi.

sửa mũi


Có 2 phương pháp nâng mũi phổ biến là tiểu phẫu cấy ghép sụn và sử dụng chất làm đầy Filler.
Nâng mũi không cần phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler. Filler là một dạng acid hyaluronic có cấu tạo tương đồng với acid hyaluronic trong cơ thể có tác dụng làm tăng thể tích và nâng đỡ mô. Khi đưa một lượng filler vào vị trí mũi, các acid hyaluronic sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa các mô để làm đầy, nâng đỡ và tạo dáng thanh mảnh cho những sống mũi thấp. Đây là giải pháp được FDA kiểm định là an toàn và cho hiệu quả tức thì (chỉ sau 2-3 ngày) và chỉ sau 15-20 phút trị liệu, bạn sẽ quay trở lại với công việc một cách bình thường.
Với giải pháp nang mui han quoc không phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler sẽ mang lại cho bạn sóng mũi tự nhiên và duy trì kết quả trong thời gian 6-12 tháng rất thích hợp với những ai ngại dao kéo. Tiểu phẫu cấy ghép sụn để duy trì kết quả vĩnh viễn. Chất liệu dùng trong phẫu thuật nâng sống mũi là sụn nhân tạo của các hãng sản xuất công nghệ thẩm mỹ hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc với các khớp nối đươc thiết kế linh hoạt phù hợp với từng cấu trúc mũi. Công nghệ phẫu thuật của Hàn Quốc không chỉ làm cho sống mũi và đầu mũi cao, thanh hơn, mà còn làm hẹp một phần cánh mũi với những cánh mũi hơi to. Ngay sau phẫu thuật, bạn có thể thấy ngay hình dáng mũi mới của mình và sự cải thiện rõ rệt về mặt thẩm mỹ.
 Thẩm mỹ hàn quốc JW cơ sở 1
Địa chỉ: 141 - 143 Lê Thị Riêng,P.Bến Thành,Q.1,TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 2222
Di động: 09 6868 1111
Email: drdunghanquoc@gmail.com,drhaohanquoc@gmail.com







Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Phó Chủ tịch World Bank thăm Việt Nam

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà Pamela Cox từ khi đảm nhận cương vị này vào tháng 1/2012. 


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Bà Pamela Cox, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 27/7/2012 nhằm tăng cường quan hệ đối tác giữa 2 bên, đồng thời thảo luận các giải pháp để giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu phát triển.

Bà Cox sẽ gặp các nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác để lắng nghe và hiểu thêm về những thách thức cũng như mong muốn của Việt Nam.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà Pamela Cox từ khi đảm nhận cương vị này vào tháng 1/2012.

Trong vai trò Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Pamela Cox quản lý nhân viên tại 22 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, và một danh mục đầu tư trị giá 29,7 tỷ USD.

Khoản đầu tư của WB dành cho các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong khu vực trong năm tài chính 2012 là 6,6 tỷ USD và tín dụng dành cho Việt Nam là gần 1,15 tỷ USD.

Chiến lược Đối tác Quốc gia của WB với Việt Nam (CPS) 2012 - 2016 hỗ trợ ba lĩnh vực đột phá của Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thể chế thị trường, và phát triển cơ sở hạ tầng. Chiến lược này hỗ trợ các khoản đầu tư và chính sách trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt.

Các trụ cột gồm tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam, và mở rộng điều kiện tiếp cận với cơ hội.

Các chủ đề xuyên suốt gồm tăng cường quản trị, hỗ trợ bình đẳng giới và tăng cường khả năng chống chọi với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên, và tác động của biến đổi khí hậu.


Ngân hàng habubank