Ngân hàng Habubank
Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sát nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.
Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.
Ngày 07/8/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 4918/QyĐ-NHNN quy định về quy trình kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tại các đơn vị NHNN.
Theo đó, mục đích kiểm toán là đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước và NHNN về quản lý, sử dụng hệ thống CNTT tại các đơn vị NHNN; đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc quản lý, sử dụng hệ thống CNTT.
Phát hiện, phân tích các rủi ro, đánh giá các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hệ thống CNTT; đánh giá mức độ an toàn bảo mật, hiệu quả của việc quản lý, sử dụng CNTT tại các đơn vị.
Đồng thời, kiến nghị với Thống đốc NHNN và các đơn vị liên quan bổ sung, sửa đổi các quy định chưa phù hợp nhằm tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả của hệ thống CNTT tại các đơn vị.
Kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng hệ thống CNTT tại các đơn vị NHNN được thực hiện theo các nội dung: Kiểm toán việc trang bị hệ thống CNTT; Kiểm toán việc bảo đảm an toàn vật lý của hệ thống CNTT; Kiểm toán việc bảo trì hệ thống trang thiết bị tin học; Kiểm toán chế độ kiểm soát truy cập; Kiểm toán an toàn mạng máy tính NHNN; Kiểm toán việc sao lưu, khôi phục dữ liệu điện tử; Kiểm toán hệ thống dự phòng; Kiểm toán việc thực hiện quy định về chữ ký số; Kiểm toán việc sử dụng các phần mềm nghiệp vụ; Kiểm toán phát triển, gia công, mua sắm phần mềm ứng dụng; Kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hệ thống CNTT; Phúc tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán.
Phạm vi kiểm toán có thể toàn bộ các nội dung kiểm toán hướng dẫn tại quy trình này. Trên cơ sở đánh giá rủi ro hệ thống CNTT trong từng thời kỳ đối với các đơn vị để xác định phạm vi kiểm toán, trong đó tập trung vào các nội dung được đánh giá có mức độ rủi ro cao. Phạm vi của cuộc kiểm toán được xác định trong đề cương kiểm toán được Thống đốc NHNN phê duyệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét